Vì sao dân gian có câu: ''Nạn ở miệng, ốm ở chân?''

13/01/2023 13:40
Cổ nhân thường dạy: Bệnh từ miệng mà ra, họa cũng từ miệng mà ra. Người có mệnh tốt hay không thì chỉ cần mở miệng ra là biết. Miệng là nơi có thể thông qua giao tiếp bằng lời nói, nói lời hay ý đẹp, miệng cũng là bộ phận để ăn uống cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể của mỗi người.

 

1. Không ăn sáng

Trước đây, người ta thường có câu nói ''Hãy ăn bữa sáng như một vị vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như một người ăn mày'' nhưng hiện nay, nhiều người lại làm ngược lại. Lười biếng ăn vào buổi sáng, ăn đối phó buổi trưa nhưng lại ăn uống no say buổi tối đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mọi bệnh tật.

Bỏ bữa sáng không chỉ khiến chúng ta khó tập trung mà còn ảnh hưởng đến dạ dày, ảnh hưởng đường tiêu hóa.

Vì sao dân gian có câu: ''Nạn ở miệng, ốm ở chân?''

2. Ăn nhanh

Ngày nay áp lực công việc và trong cuộc sống ngày càng tăng cao nên con người thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, ăn nhanh để có thể tiết kiệm thời gian.

Nhưng nếu nuốt mà không kịp nhai thức ăn sẽ làm tổn thương đường tiêu hóa và gây viêm mãn tính.

3. Uống ít nước

70% cơ thể con người là nước, và 90% các thành phần trong máu có nguồn gốc từ nước, vì vậy ở một mức độ nhất định, “thể tích nước quyết định chất lượng máu, chất lượng máu quyết định thể lực”. Một số người sẽ sử dụng đồ uống giải khát thay nước để bổ sung nước, nhưng phương pháp này rất không khả dĩ. Vì mối nguy hiểm lớn nhất trong đồ uống đến từ “đường”! Càng uống nhiều đồ uống có đường, nguy cơ tử vong sớm càng cao.

Vì sao dân gian có câu: ''Nạn ở miệng, ốm ở chân?''

4. Hút thuốc và nghiện rượu

Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, điều này đã được biết đến từ lâu. Một số lượng lớn các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hút thuốc lá có thể gây ra những căn bệnh như ung thư hòm họng, ung thư đường tiêu hóa.

Cả hút thuốc và uống rượu đều không tốt cho sức khỏe, uống rượu và hút thuốc thì nên có chừng mực, nhưng vì sức khỏe của chính mình thì nên bỏ thuốc lá và uống rượu bia thì sẽ tốt hơn cho sức khỏe mới có thể kéo dài tuổi thọ.

5. Không tu khẩu

Ngoài những thói quen ăn uống cụ thể thì chúng ta đều biết rằng nhiều người hiện nay có đạo đức thấp, ăn nói không suy nghĩ. Thích làm tổn thương đến người khác. Lâu dần dễ gây tai họa cho chính mình. Giữ im lặng được, tu được cái miệng của mình, tu ý, tu lời, tu thân được cũng là một cảnh giới trong tu dưỡng đạo đức.

Vì sao dân gian có câu: ''Nạn ở miệng, ốm ở chân?''

''Ốm ở chân''

Nhiều người có thói quen luôn lấy công việc bận rộn và thiếu thời gian để làm cái cớ trốn tránh các môn thể thao. Nhưng có một phương pháp tập thể dục đơn giản đó chính là đi bộ.

Khi đi bộ có tác dụng kích hoạt hệ xương, cơ, dây chằng, khớp và nhiều cơ quan khác trên toàn cơ thể, không chỉ giúp tăng cường cơ bắp, kéo giãn cơ, xương mà còn giúp xương khớp linh hoạt hơn.

 

Theo Nguồn phunutoday.vn

Vì sao dân gian có câu: ''Nạn ở miệng, ốm ở chân?'' - Đời Sống