Phòng thủ lạm phát, Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm tối đa 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT đối với xăng dầu

26/09/2022 12:13
Phòng thủ lạm phát, Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm tối đa 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT đối với xăng dầu

 

Ánh Tuyết -

Chấp nhận giảm thu ngân sách 12.186 tỷ đồng trong vòng 6 tháng, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án, trong đó có 1 phương án giảm tối đa 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT đối với xăng dầu nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế...

Phòng thủ lạm phát, Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm tối đa 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT đối với xăng dầu

Nếu giảm tối đa hai sắc thuế, gồm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và thuế VAT với xăng dầu lên tới 50% trong 6 tháng; cùng với các chính sách hiện hành thì tổng giảm thu ngân sách nhà nước lên tới 45.642 tỷ đồng.

Ngày 23/9, Bộ Tài chính có công văn số 9691/BTC-CST gửi các bộ, ngành xin ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và mức thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với xăng dầu. Lý do được đưa ra là nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và kiểm soát lạm phát các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.PHƯƠNG ÁN 1: GIẢM TỐI ĐA 50% THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ 20% THUẾ VAT XĂNG DẦUHiện thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu giảm xuống mức sàn trong khung thuế, còn thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng điều chỉnh giảm từ 20% xuống 10%. Tuy nhiên, để thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Quốc hội giao thẩm quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh giảm mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế VAT đối với xăng dầu.Cụ thể,dự thảo Nghị quyết nêu rõ: "Giảm tối đa 50% mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng (bao gồm cả xăng E5, E10) và giảm tối đa 50% mức thuế VAT đối với xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn".Về mức giảm cụ thể thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế VAT đối với xăng dầu cũng như thời gian áp dụng giảm thuế cụ thể, sẽ giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, trong trường hợp giá xăng, dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tăng cao hoặc vẫn ở mức cao, tác động đến chỉ số lạm phát, kinh tế vĩ mô, sinh kế, đời sống người dân và tăng trưởng kinh tế.Đánh giá tác động của dự thảo Nghị quyết, để đảm bảo đồng bộ với mức giảm thuế VAT tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đánh giá tác động trên cơ sở 2 phương án cụ thể.

Phương án 1,

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng (bao gồm cả xăng E5, E10) và giảm 20% mức thuế VAT đối với xăng dầu. Thời gian áp dụng 6 tháng kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành.Theo đó, giả định với mức giá dầu thô dự kiến 100 USD/thùng, Bộ Tài chính cho haythứ nhất, tác động đến ngân sách nhà nước, nếu tính bình quân một tháng số giảm thu ngân sách nhà nước của 2 sắc thuế này khoảng 1.239 tỷ đồng/tháng. Nếu tính cả việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo các nghị quyết đã ban hành thì tổng giảm thu ngân sách nhà nước một tháng khoảng 5.432 tỷ đồng/tháng.Còn nếu thời gian thực hiện giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT trong vòng 6 tháng, tổng giảm thu đối với 2 sắc thuế này là 7.434 tỷ đồng. Tại

phương án 1

, tổng giảm thu ngân sách nhà nước do việc giảm thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT đối với xăng dầu như đề xuất đã bao gồm tác động của các nghị quyết hiện hành là khoảng 40.890 tỷ đồng.Thứ hai, đánh giá tác động đến giá bán lẻ xăng, dầu, với phương án đề xuất nêu trên và giả định các yếu tố khác cấu thành giá cơ sở xăng dầu không thay đổi so với kỳ điều hành ngày 12/9 thì tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu chỉ còn khoảng15,93% đối với xăng E5RON92, khoảng17,95% đối với xăng RON95 và khoảng9,75% đối với dầu diesel.Thứ ba,tác động đến chỉ số CPI và tăng trưởng kinh tế, Bộ Tài chính nhìn nhận: "Nếu thời gian có hiệu lực của biện pháp giảm thuế từ ngày 1/11/2022 đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT. Theo đó, dự kiến tác động của biện pháp giảm thuế theo phương án này giúp giảm CPI bình quân năm 2022 khoảng 0,1%". Tuy nhiên, tác động của việc giảm thuế đến CPI còn tùy thuộc vào biến động của mức giá bán lẻ xăng dầu tại mỗi kỳ điều hành.Cùng với đó, "việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT sẽ tác động trực tiếp làm giảm giá bán xăng dầu, góp phần bình ổn giá xăng dầu trong nước. Qua đó, sẽ thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế trong năm 2022 và năm 2023", Bộ Tài chính nhấn mạnh.Thứ tư, tác động đến người dân và doanh nghiệp.Bộ Tài chính cho rằng người dânlà đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp của chính sách này. "Việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng, giảm thuế VAT đối với xăng dầu sẽ góp phần giảm giá các mặt hàng, từ đó góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu thụ xăng, dầu cũng như giảm các chi phí gián tiếp từ các sản phẩm tiêu dùng khác",Bộ Tài chính phân tích.Còn đối với các ngành sản xuất cũng như các doanh nghiệp có sử dụng xăng dầu là đầu vào của hoạt động sản xuất như giao thông vận tải, vận chuyển, đánh bắt thủy sản, dịch vụ khí đốt, sản xuất hóa chất có sử dụng nguyên liệu từ xăng dầu... sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi chính sách được ban hành. Việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng, giảm thuế VAT đối với xăng dầu sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.PHƯƠNG ÁN 2: GIẢM TỐI ĐA 50% THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ VAT XĂNG DẦU

Phương án 2,

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng (bao gồm cả xăng E5, E10) và mạnh tay giảm 50% mức thuế VAT đối với xăng dầu. Thời gian áp dụng 6 tháng kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành.Đánh giá tác động đến các đối tượng khác nhau, với mức giá dầu thô dự kiến 100 USD/thùng, Bộ Tài chính cho hay thứ nhất, tác động đến ngân sách nhà nước. Nếu tính bình quân một tháng, số giảm thu ngân sách nhà nước của 2 sắc thuế này khoảng 2.031 tỷ đồng/tháng (trong đó, riêng giảm thu ngân sách do giảm thuế VAT khoảng 1.320 tỷ đồng/tháng). Nếu thời gian thực hiện giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT trong vòng 6 tháng, tổng giảm thu ngân sách nhà nước đối với 2 sắc thuế này là 12.186 tỷ đồng.Nếu tính cả việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo các nghị quyết đã ban hành thì tổng giảm thu ngân sách nhà nước một tháng khoảng 6.224 tỷ đồng/tháng.Theo đó, tổng giảm thu ngân sách nhà nước do việc giảm thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT đối với xăng dầu như đề xuất, bao gồm tác động của các nghị quyết hiện hành là khoảng 45.642tỷ đồng.Có thể dễ dàng hình dung tác động đến thu ngân sách nhà nước do việc giảm các loại thuế với xăng dầu theo nghị quyết hiện hành và tại dự thảo mới theo bảng dưới đây.

Phòng thủ lạm phát, Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm tối đa 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT đối với xăng dầu

Nguồn: Bộ Tài chính.Thứ hai,phân tích tác động đến giá bán lẻ xăng, dầu, Bộ Tài chính cho biếtgiả định các yếu tố khác cấu thành giá cơ sở xăng dầu không thay đổi so với kỳ điều hành ngày 12/9, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu còn khoảng13,35% đối với xăng E5RON92, khoảng15,61% đối với xăng RON95 và khoảng7,18% đối với dầu diesel.Thứ ba, tác động đến chỉ số CPI, nếu thời gian có hiệu lực của biện pháp giảm thuế từ ngày 1/11/2022 đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT; theo đó, dự kiến tác động của biện pháp giảm thuế theo phương án này giúp giảm CPI bình quân năm 2022 khoảng 0,15%. Tuy nhiên, tác động của việc giảm thuế đến CPI còn tùy thuộc vào biến động của mức giá bán lẻ xăng dầu tại mỗi kỳ điều hành.Tác động đến tăng trưởng kinh tế, đến người dân và doanh nghiệp tương tự như phương án 1 nêu trên.XĂNG DẦU ĐANG ĐƯỢC GIẢM NHỮNG LOẠI THUẾ NÀO?

Điểm lại các giải pháp về chính sách thuế đối với mặt hàng xăng dầu và đang triển khai thực hiện, Bộ Tài chính cho hay một là, về thuế bảo vệ môi trường, trong thời gian qua, Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày01/4/2022 và Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờncó hiệu lực thi hành từ ngày 11/7/2022 đếnhết ngày 31/12/2022.

"Hiện nay, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn giảm xuống mức sàn trong khung thuế quy định tại Luật thuế bảo vệ môi trường. Dự kiến giảm ngân sách nhà nước do giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn khoảng 33.456 tỷ đồng", Bộ Tài chính tính toán.Hai là, về thuế nhập khẩu, để ổn định giá xăng dầu trong nước như trong giai đoạn vừa qua, để đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu nhập khẩu cho thị trường trong nước, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP ngày 08/8/2022 để sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi từ mức thuế suất 20% xuống mức thuế suất 10%.

Bộ Tài chính cũng thông tin thêm về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế VAT đối với xăng dầu hiện hành.

Theo đó, về thuế tiêu thụ đặc biệt, theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì chỉ thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng, không thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dầu các loại.

Mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng là 10%, xăng E5 là 8% và xăng E10 là 7%.

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt không quy định giảm thuế, miễn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Về thuế VAT, mặt hàng xăng dầu đang chịu mức thuế VAT 10% tương tự như nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ khác.

Về thẩm quyền, việc thực hiện điều chỉnh cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên phải trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo gợi ý của chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, muốn giải quyết bài toán giá cả xăng dầu về ngưỡng 20.000-22.000 đồng/lít để doanh nghiệp và người dân có thể ổn định sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì về lâu dàicần mạnh dạn đầu tư thay Quỹ Bình ổn giá xăng dầu bằng quỹ hiện vật. Đó chính là dự trữ xăng dầu với lượng dự trữ lên đến hàng triệutấn, đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu sử dụng từ 3 - 6 tháng sẽtăng khả năng đối phó với diễn biến khó lường của giá xăng dầuthế giới.Bên cạnh đó, cần bỏthuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu để góp phần ổn định giá cả.Ngoài ra, chu kỳ điều hành giánên rút xuống từ 10 ngày còn 5 ngày làm giảm chi phí cho doanh nghiệp,tránh thua thiệt cho người tiêu dùng. Mặt khác, cần thiết kế lại chuỗicung ứng xăng dầu, giảm bớt trung gian, sắp xếp lạicác đầu mối nhập khẩu, bán buôn xăng dầu có cơ chế ổn định hợplý về phân chia lợi nhuận, chiết khấu cho các đơn vị bán buôn bánlẻ.

Theo Nguồn vneconomy.vn

Phòng thủ lạm phát, Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm tối đa 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT đối với xăng dầu - Tài Chính