Doanh nghiệp muốn công bằng, tránh tốn kém, lãng phí

14/11/2023 14:59

GĐXH - Với đề xuất kéo dài giảm thuế VAT 2% đến hết 6 tháng năm 2024, doanh nghiệp mong muốn mức giảm này đồng đều đối với tất cả các mặt hàng để tránh lãnh phí công sức, thời gian và các chi phí phát sinh khác.

Doanh nghiệp muốn công bằng, tránh tốn kém, lãng phí

 

Bộ Tài chính đề xuất 4 mức thuế bảo vệ môi trường điều chỉnh linh hoạt đối với xăng dầu trong năm 2023

GiadinhNet - Bộ Tài chính kiến nghị 4 mức thuế áp dụng trong năm 2023 theo diễn biến giá dầu thô, không cần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết.

Mặc dù hưởng lợi từ việc giảm thuế VAT nhưng anh Vũ Hoàng (ở Cầu Giấy, Hà Nội) lại cho rằng, nên giảm đồng đều các mặt hàng. Việc giảm 2% dễ bị tính toán nhầm lẫn, tốn nhiều thời gian khi mỗi lần xuất/nhập các mặt hàng mới, doanh nghiệp lại phải mở văn bản ra xem mặt hàng mới đó có được giảm thuế VAT ay không.

"Hơn nữa, khi bán sản phẩm cho khách hàng, 2 mức thuế VAT khác nhau lại tốn thêm thời gian và công sức xuất 2 hóa đơn với 2 mức thuế. Như vậy, doanh nghiệp vừa mất thời gian, công sức, vừa thêm chi phí", anh Hoàng cho hay.

Tuy nhiên, ở góc độ vĩ mô, ngày 7/10, trao đổi với phóng viên, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, trong điều kiện khó khăn như hiện nay việc đề xuất kéo dài thời gian giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) là công cụ tuyệt vời để kích thích tiêu dùng và giảm sự khó khăn cho các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp muốn công bằng, tránh tốn kém, lãng phí

 

Đề xuất kéo dài thời gian giảm thuế VAT 2%, không ít doanh nghiệp mong muốn một mức giảm đồng đều các mặt hàng để tránh nhầm lẫn, tốn chi phí, thời gian, công sức.

Theo ông Phú, đầu tiên, người dân, các doanh nghiệp khó khăn hoặc đang loay hoay hồi phục sẽ phần nào giảm gánh nặng về giá thành sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, giảm thuế nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm ở nội địa và xuất khẩu.

Thứ ba, tăng sức mua xã hội, kích thích tiêu dùng hàng hóa. Doanh nghiệp bán lẻ vì thế sẽ tăng doanh số bán hàng, tiêu thụ sản phẩm.

Chuyên gia kinh tế đề nghị nâng tỷ lệ thuế giảm thêm 2% nữa hoặc kéo dài thời gian giảm thuế đến hết năm 2024 thay vì chỉ giảm trong 6 tháng đầu năm 2024 như hiện nay. Như vậy sẽ có tác dụng trong tiêu dùng mạnh mẽ hơn và kích sức mua ở nông thôn.

Từ đó, tiếp tục thúc đẩy sản xuất xã hội, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành một cách hợp lý và tổ chức lại hệ thống phân phối rộng khắp, đủ mạnh, thiết lập các chuỗi cung ứng hàng hóa ngắn, giảm trung gian.

Đồng thời, ngăn chặn các hành vi "té nước theo mưa" quá mức khi giá xăng dầu, gas đang có chiều hướng tăng.

Bên cạnh việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, cần kiểm soát thị trường chống hàng lậu, hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xã hội; kiên quyết kéo giá cao vô lý xuống, chống độc quyền mua độc quyền bán, tạo ra thị trường công khai, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật.

Doanh nghiệp muốn công bằng, tránh tốn kém, lãng phí

 

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, kéo dài thời gian giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) là công cụ tuyệt vời để kích thích tiêu dùng và giảm sự khó khăn cho các doanh nghiệp.

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, được Văn phòng Chính phủ thông báo mới đây, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương đề xuất việc trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng đầu năm 2024, thay vì kết thúc cuối năm nay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Nội dung này cần được báo cáo Thủ tướng trước ngày 7/10 và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ 1/7, thuế VAT đã giảm 2% với hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất 10% và kéo dài tới hết năm nay.

Khác với các loại thuế khác, VAT có đặc điểm quan trọng là gánh nặng thuế được chia sẻ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, nên khi giảm, cả hai đối tượng này sẽ cùng được hưởng lợi.

Theo đại diện lãnh đạo Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính), do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và tác động của các vấn đề kinh tế, chính trị quốc tế đến sự phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất… để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân.

Năm nay, tổng số tiền dự kiến hỗ trợ người dân và doanh nghiệp là khoảng 196.000 tỷ đồng.

Cụ thể, số tiền được gia hạn khoảng 121.000 tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 75.000 tỷ đồng, trong đó có giảm thuế VAT 2% cho một số nhóm hàng hóa dịch vụ.

Hiện Bộ Tài chính đang đánh giá tổng thể việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ đã triển khai trong thời gian qua để có thể tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội xem xét ban hành trong thời gian tới.

Doanh nghiệp muốn công bằng, tránh tốn kém, lãng phí

 

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới tinh vi giả danh cơ quan thuế

GĐXH - Tổng cục Thuế vừa đưa ra cảnh báo về một hình thức lừa đảo mới hết sức tinh vi, mạo danh cơ quan thuế nhằm vào người dân và doanh nghiệp.

Hậu trường phim cũng đã hé lộ nhiều phân đoạn gay cấn và căng thẳng giữa cặp “chị chị em em” Phương Anh Đào - Miu Lê.

Nguyễn Kim Ngân

Theo Nguồn thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

Doanh nghiệp muốn công bằng, tránh tốn kém, lãng phí - Kinh Doanh